Có nên mua MacBook Pro M1 hay không?

Vào năm 2020, Apple đã có thay đổi rất lớn khi sử dụng con chip Apple Silicon do chính hãng này sản xuất. Dòng chip này được sử dụng cho MacBook Air, MacBook Pro và Mac Mini. Sau 3 năm ra mắt, MacBook Pro M1 có còn giữ được độ hot như lúc được Apple trình làng hay không? Hãy cùng MacBookGate đánh giá lại chiếc MacBook này nhé.

MacBook Pro M1 được đánh giá rất cao cả về ngoại hình lẫn linh kiện.
MacBook Pro M1 được đánh giá rất cao cả về ngoại hình lẫn linh kiện.

Hiệu năng ấn tượng với chip M1

Chip M1, là thành viên đầu tiên của dòng Apple Silicon, đã được Apple chăm chút và hoàn thiện một cách kỹ lưỡng. Tính đến năm 2023, MacBook sử dụng chip M1 hầu như không gặp phải lỗi nghiêm trọng nào. Những vấn đề nhỏ từ trước đã được giải quyết thông qua các bản cập nhật phần mềm, và máy sử dụng Apple Silicon trở thành dòng máy ổn định và ít lỗi nhất của Apple.

MacBook Pro M1 được trang bị phiên bản cao của chip M1 với 8 nhân CPU và 8 nhân GPU, một sự nâng cấp so với phiên bản cơ bản. Apple đã tối ưu hóa hệ điều hành macOS để tận dụng tối đa sức mạnh của chip M1, và đã ra mắt macOS Big Sur với giao diện mới và tương thích tốt hơn với máy sử dụng Apple Silicon.

Hiệu năng của M1, kết hợp với sự tối ưu từ phần cứng đến phần mềm, cho phép MacBook Pro M1 đáp ứng mọi nhu cầu từ chỉnh sửa video, hình ảnh, đến lập trình.

Chip M1 có hiệu năng cực kỳ ấn tượng
Chip M1 có hiệu năng cực kỳ ấn tượng

Màn hình chuẩn sắc nét

MacBook Pro M1 2020 sở hữu một màn hình 13,3 inch, độ phân giải 2560×1600, chuẩn Retina và tỉ lệ 16:10, cùng với công nghệ TrueTone, đáp ứng mọi yêu cầu cao cấp từ người dùng. Mặc dù không có công nghệ ProMotion 120Hz như các model MacBook Pro 14 và 16 inch sau này, nhưng độ sáng 500 nits và độ phủ màu 100% DCI-P3 đã làm hài lòng đại đa số người dùng, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực đồ hoạ chuyên nghiệp.

Màn hình của MacBook Pro M1 cực kỳ sắc nét.
Màn hình của MacBook Pro M1 cực kỳ sắc nét.

Pin MacBook Pro M1

Với việc sử dụng chip M1, Apple đã đi theo một hướng tiếp cận hoàn toàn khác biệt so với máy tính Windows và các chip Intel. Không tập trung vào việc tối đa hóa sức mạnh với lượng điện tiêu thụ cao, Apple đã tìm ra cách để mang lại hiệu suất cao nhất trên mỗi watt điện tiêu thụ. Điều này không chỉ giúp máy hoạt động mát mẻ, tiết kiệm năng lượng mà còn đảm bảo hiệu suất ổn định.

MacBook Pro M1 được trang bị viên pin có dung lượng 58.2Wh, mức dung lượng trung bình so với các laptop Windows. Tuy nhiên, nhờ vào sự đột phá trong công nghệ mới, thời lượng pin của máy có thể đạt đến 17 tiếng khi lướt web và 20 tiếng khi xem video liên tục.

Trong thực tế, MacBook Pro M1 có thể hoạt động trong vòng 2 ngày với các tác vụ cơ bản mà không cần sạc. Đối với học sinh và sinh viên, MacBook Pro M1 có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong một ngày học mà không cần phải sạc thêm. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn giúp người dùng có thêm thời gian tận hưởng và làm việc mà không lo lắng về việc pin sẽ hết.

Đánh giá về mặt thiết kế

Với vỏ được làm từ nhôm nguyên khối và logo Apple sáng bóng trên mặt trước, MacBook Pro M1 vẫn giữ được vẻ ngoài tương tự như những thiết kế từ năm 2016. Chỉ có những linh kiện bên trong là có sự khác biệt so với các dòng MacBook dùng chip Intel trước đây.

Bàn phím và cổng kết nối

Model MacBook Pro M1 vẫn giữ nguyên thiết kế quen thuộc, đi kèm với hai cổng USB-C Thunderbolt, phục vụ cho việc truyền tải dữ liệu và hình ảnh. Đối với những người muốn kết nối các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, máy in, việc sử dụng thêm Dock chuyển là không thể tránh khỏi.

Rất may mắn, kể từ năm 2020, Apple đã quay trở lại với thiết kế bàn phím cắt kéo, mang lại trải nghiệm sử dụng phím tốt hơn, không còn tình trạng đúp phím và cảm giác khó chịu khi gõ. Hành trình phím có vẻ là tiêu chuẩn, không quá xuất sắc nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng hàng ngày so với thiết kế bàn phím cánh bướm trước đó.

Trackpad

Trackpad của MacBook vẫn luôn là điểm sáng, từ chất liệu kính cao cấp đến sự tối ưu hóa các cử chỉ trên hệ điều hành macOS. Trackpad là một trong những thành phần ổn định và không cần phải nâng cấp kể từ năm 2015, chỉ cần tăng kích thước là đã làm hài lòng hầu hết người dùng.

Touchbar

Được cho ra mắt vào năm 2016, touchbar là một điểm nhấn đáng chú ý của MacBook. Thanh touchbar đã mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới thay cho hàng phín fn trước đây.

Người dùng MacBook thường xuyên không sử dụng nhiều phím Function, nhưng với Touchbar, trải nghiệm sử dụng đã được nâng lên một tầm cao mới. Touchbar không chỉ thay đổi linh hoạt theo ứng dụng mà còn mang lại các chức năng mới và tiện lợi, giảm thiểu việc sử dụng các phím tắt. Ví dụ, khi gửi tin nhắn, người dùng có thể truy cập nhanh các biểu tượng cảm xúc mà không cần sử dụng phím tắt Control + Command + Space.

Mặc dù Touchbar mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và sáng tạo hơn so với hàng phím Function cũ, trong thực tế hàng ngày, giá trị thực tế của nó có vẻ không đặc biệt nhiều. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, với sự linh hoạt và sự đổi mới của mình, Touchbar đã tạo ra một bước tiến mới trong việc tương tác và trải nghiệm sản phẩm của người dùng.

Tổng kết

Mặc dù Apple đã giới thiệu dòng chip M2, tuy nhiên, qua bài viết này, bạn có thể thấy được MacBook Pro M1 vẫn có cho mình những lý do để người dùng có thể lựa chọn sản phẩm này để hỗ trợ cho công việc cũng như nhu cầu giải trí. Hy vọng qua bài viết này, MacBookGate phần nào giúp bạn đánh giá được MacBook Pro M1 có còn xứng đáng để sở hữu hay không. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

About the author